Salicylic Acid là gì ?
Salicylic Acid - Hiểu rõ để có một quy trình trị mụn hiệu quả
Gần đây, trào lưu chăm sóc da bằng các sản phẩm BHA đang rất thịnh hành. Thế nhưng có một số ít chưa biết hợp chất quan trọng nhất trong nhóm BHA lại chính là Salicylic Acid. Vậy Salicylic Acid là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong chăm sóc và điều trị các khuyết điểm da? Cùng Iris Beauty tìm hiểu nhé!
Khái niệm Salicylic Acid và nguyên lý hoạt động
Salicylic Acid là gì?
Về bản chất, Salicylic Acid là một
loại acid vô cơ gốc dầu, thuộc nhóm BHA (Beta Hydroxy Acid). Với tính chất như
thế, loại acid này có thể đi qua lớp dầu tự nhiên trên da mặt của chúng ta, đi
sâu vào các lỗ chân lông vốn chứa đầy tế bào chết bện chặt với bụi bẩn, tạp
chất và sợi bã nhờn. Từ đó, thúc đẩy các quá trình làm sạch bã dầu tắc nghẽn,
sát trùng các ổ mụn viêm, kiểm soát lượng tiết dầu để đảm bảo môi trường hồi
phục thông thoáng cho da!
Cơ chế hoạt động của Salicylic Acid
Khi Salicylic Acid tiếp xúc với da,
chúng có khả năng thẩm thấu vào tầng trung và hạ bì da để hòa tan dần các chất
kết dính tế bào. Nhờ đó, lớp tế bào chết thô ráp, sần sùi sẽ bong dần ra, đồng
thời tế bào mới cũng được kích thích tăng sinh và tái tạo.
Salicylic Acid là một loại acid gốc dầu thuộc nhóm BHA - Ảnh: Shutterstock
Bên cạnh đó, Salicylic cũng hỗ trợ
làm mềm lớp Keratin, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ nước cho da phục hồi khỏe
khoắn, rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, khi ứng dụng Salicylic Acid vào lĩnh vực chăm
sóc da, tùy vào từng tình trạng da, người ta cũng cần chú ý đến nồng độ phần
trăm chứa trong sản phẩm để sử dụng an toàn và hiệu quả.
4 tác dụng của Salicylic Acid
trong chăm sóc da
Được mệnh danh là một “siêu nhân” mới
nổi trong ngành công nghiệp làm đẹp, Salicylic Acid có rất nhiều tác dụng tích
cực đối với da. Trong đó, quan trọng nhất là 4 vai trò sau:
Tẩy tế bào chết
Đây là một hợp chất tẩy da chết hóa
học hiệu quả, có khả năng đi sâu và “dọn dẹp” toàn bộ lỗ chân lông - Điều mà
hiếm có sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý nào đạt được. Chúng vừa loại bỏ nhanh
các tế bào bong tróc bề mặt, vừa dọn sạch bụi bẩn, cặn bã nhờn lẫn tạp chất
trang điểm, giúp da thông thoáng và mịn màng đáng kể.
Điều trị mụn
Dùng Acid Salicylic trị mụn là cách
kháng viêm hiệu quả để làm dịu, làm khô các ổ mụn trứng cá đang sưng tấy đau
đớn. Trong nhiều nghiên cứu, Salicylic với nồng độ đậm đặc cũng được nhiều
chuyên gia mệnh danh là “thuốc chống viêm không Steroid”.
Salicylic Acid được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn
Thông thoáng lỗ chân lông
Là một hợp chất acid gốc dầu,
Salicylic có khả năng thấm nhanh, thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông để làm
thông thoáng các vị trí đang bít tắc do tạp chất. Ngoài ra, sử dụng hợp chất
này thường xuyên cũng giúp kích thích các bã nhờn cũ lưu thông, hỗ trợ quá
trình tẩy trang da mặt hiệu quả, nhanh chóng, ít tích tụ viêm nhiễm.
Kiểm soát lượng tiết dầu
Với đặc tính phá vỡ nhanh các liên
kết acid béo (dầu thừa, bã nhờn…) trên da, Salicylic Acid cho phép kiểm soát
quá trình tiết dầu hiệu quả, cân đối. Điều này đặc biệt thích hợp với các bạn
có làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu.
Nồng độ của Salicylic Acid
thường gặp
Mặc dù rất khả quan trong việc điều
trị da mụn, tuy nhiên như đã nói ở trên, vấn đề quan trọng nhất trước khi sử
dụng sản phẩm chứa Salicylic Acid là chúng ta phải nắm vững về nồng độ và đặc
tính của từng mức độ nồng độ hợp chất trong sản phẩm. Thông thường, mỹ phẩm
chứa Salicylic Acid được chia thành 3 nhóm nồng độ:
Nhóm 0.5 - 1%
Các sản phẩm kem dưỡng, peel da, tẩy
tế bào chết da dịu nhẹ mà không gây khô da. Trong đó, Salicylic với nồng độ
thấp thường đóng vai trò như một chất hỗ trợ để các thành phần khác phát huy
tác dụng tối đa.
Nhóm 1 - 2 %
Các loại kem đặc trị mụn, dùng để
chấm tại khu vực cố định có tiết diện nhỏ. Sản phẩm có vai trò như một loại
thuốc chống viêm làm khô cồi mụn khá tốt.
Nhóm 2 - 3 %
Thường ứng dụng vào các sản phẩm điều
trị mụn cóc. Có tính ăn mòn cao và không được khuyến khích thao tác tại nhà.
Hợp chất Salicylic thường được chia thành 3 nhóm mỹ phẩm với 3 nồng độ tác dụng lên lỗ chân lông khác nhau
Làn da nào nên dùng Salicylic Acid?
Không phải loại da nào cũng phù hợp
sử dụng Salicylic Acid, mặc dù có rất nhiều quảng cáo khuyến khích
bạn trải nghiệm mỹ phẩm BHA. Nhưng ta phải hiểu rằng Salicylic vẫn có
những rủi ro nhất định, bao gồm cả việc kích ứng và những khuyến cáo rất cụ thể.
Loại da được khuyến khích sử dụng
Salicylic Acid là các làn da nằm từ cấp độ I-III theo thang đo Fitzpatrick.
Thang đo này là một hệ thống phân loại da dựa trên lượng chất màu da và phản
ứng của da dưới ánh mặt trời. Đây cũng là làn da đặc trưng của người Châu Âu và
Á với các đặc tính khá nhạy cảm, dễ bắt nắng, có khả năng hình thành các đốm
nâu, tàn nhang.
Cơ chế Salicylic Acid khi hoạt động
sẽ thẩm thấu, đi sâu vào da, tẩy tế bào chết đồng thời loại bỏ các sắc tố sẫm
màu. Thế nên, nếu da thuộc cấp độ IV-VI (bắt nắng nhẹ hoặc không bao giờ bắt
nắng) thì hiệu quả hoạt động của hợp chất bị giảm tác dụng.
Salicylic cũng được khuyến cáo không
nên dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, các đối tượng thiếu hụt kẽm, nhạy
cảm với Salicylate…
Làn da từ cấp độ I đến III trong thang bảng màu da thích hợp sử dụng Salicylic Acid
Hướng dẫn sử dụng Salicylic Acid
an toàn
Là một thành phần có nhiều tác dụng
tích cực cho da, thế nhưng Salicylic vẫn có những nguy cơ nhất định và khiến
cho bạn rất ngại sử dụng. Nắm vững một số nguyên tắc sau sẽ khiến
bạn tự tin sử dụng với các sản phẩm BHA nói chung và chứa Salicylic Acid
nói riêng:
Chống nắng phổ rộng
Salicylic Acid có tính tẩy da chết
nhẹ. Thế nên việc nhạy cảm của làn da với tia cực tím sau khi sử dụng chất này
là không thể tránh khỏi. Nếu đã lựa chọn sử dụng BHA, nhu cầu chống nắng liên tục bằng các loại kem
phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu 30 là điều bắt buộc nếu bạn không muốn da mau
lão hóa, bị bào mòn và xuất hiện nám, tàn nhang ồ ạt.
Chú ý việc kết hợp thành phần
Salicylic Acid không được khuyến
khích sử dụng chung với các mỹ phẩm chứa Benzoyl Peroxide, Retinoids hoặc
Calcipotriene... trong cùng một thời điểm. Bạn có thể sử dụng luân phiên
các sản phẩm khác với salicylic acid hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu
trong trường hợp cần thiết.
Các loại xà phòng có tính tẩy rửa cao,
tẩy tế bào chết vật lý cũng rất dễ làm tăng tình trạng khô sần cho da. Chú ý
cấp ẩm bằng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân… cũng rất lành
tính và dễ dàng kết hợp cùng Salicylic.
Nên dùng trong liệu trình ngắn
Người dùng Salicylic Acid có nồng độ
2% (tương đương ⅓ viên Aspirin) cũng rất quan ngại về khả năng hợp chất thấm
sâu vào da và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu nếu dùng trong thời gian quá lâu.
Sử dụng Salicylic nồng độ cao để điều trị mụn cóc cần được sự đồng ý của bác sỹ - Ảnh: Shutterstock
Chính vì thế, Salicylic Acid thường
được chỉ định điều trị trong các liệu trình trị mụn ngắn, và chỉ nên sử dụng
liều thấp dưới 2%. Bạn không nên tự ý “tăng liều” hay lạm dụng Salicylic Acid
trong thời gian dài. Nếu có nhu cầu xóa bỏ mụn cóc, nốt ruồi hoặc điều trị
Salicylic với nồng độ cao, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu tại các
bệnh viện chuyên sâu.
Salicylic Acid là một hợp chất đang được ưa chuộng cho việc chăm sóc da. Thế nhưng, nếu muốn đạt được hiệu quả tối ưu, nhất định bạn phải nắm vững cơ chế hoạt động, các lưu ý về nồng độ, đối tượng, các thành phần nên và không nên kết hợp để tránh gây tác dụng ngược hoặc tạo thêm áp lực cho làn da.
Không có nhận xét nào: