Retinol là gì? Tác dụng và cách sử dụng retinol đúng nhất
Retinol là một trong những thành phần chăm sóc da nổi tiếng hàng đầu trên thị trường. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mụn trứng cá hay chống lão hóa, hãy cùng Iris Beauty tìm hiểu về retinol.
Retinol là
gì?
Thuật ngữ retinoid bao gồm toàn
bộ các hợp chất có nguồn gốc từ Vitamin A. Retinoid bao gồm cả các sản
phẩm cường độ không kê đơn và theo toa có chứa retinol, retinaldehyde, axit
retinoic và các dẫn xuất tổng hợp của nó. Ở "phiên bản" không kê đơn
(OTC) của retinoids, retinol chính là các dẫn xuất của vitamin A được chuyển
đổi thành axit retinoic.
3 công dụng của retinol
1. Chống
lão hóa
Retinol có ích trong việc chống
lão hóa vì nó giúp điều chỉnh sự thay đổi của tế bào da và kích thích sản sinh
collagen. Điều này giúp da đều màu hơn, cải thiện kết cấu và làm mờ/ hạn chế
các nếp nhăn.
Thay vì loại bỏ tế bào chết như
nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ cấu thành nên
retinol sẽ đi sâu vào lớp biểu bì - đến tận lớp hạ bì của da. Trên con đường
này, khi đến lớp giữa của da, retinol giúp trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy
da sản xuất elastin và collagen để giảm tình trạng nếp nhăn và lỗ chân lông to.
Đồng thời retinol vẫn có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da để cải thiện
tông màu và kết cấu của da.
2. Điều trị
mụn
Ngoài benzoyl peroxide hay axitsalicylic, nếu bạn muốn tìm một chất chống mụn mạnh mẽ hơn thì đó chính là
retinol.
Retinol giúp điều trị mụn trứng
cá mức độ nhẹ cũng như cả sẹo mụn. Hoạt chất này giúp lỗ chân lông thông
thoáng bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn, từ đó ngăn ngừa việc hình thành
mụn. Đối với tình trạng mụn nặng, bác sĩ da liễu có thể kê thêm đơn thuốc kháng
sinh khi kết hợp điều trị bằng retinol.
3. Cân bằng
hydrat hóa
Đây là khả năng đã được chứng
minh của retinol. Đặc biệt với da nhờn, retinol còn giúp kiểm soát việc
tiết dầu thừa từ lỗ chân lông thông qua khả năng tẩy tế bào chết ở trên.
Nên chọn loại
Retinol nào và nồng độ bao nhiêu?
Theo Tiến sĩ Heather D. Rogers -
Bác sĩ Da liễu tại New York, thành viên truyền thông của Học viện Da liễu Hoa
Kỳ thì nồng độ phổ biến nhất của retinol là 1%; 0,5%; 0,3% và 0,25%. Nếu sản
phẩm của bạn không ghi rõ số phần trăm retinol trên nhãn thì thường đồng nghĩa
là nồng độ thấp hơn 0,25%.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra cần
ít nhất 0,25% retinol mới có thể mang đến hiệu quả cho da. Trong lần đầu sử
dụng, bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất và tăng dần sau đó. Nếu da khỏe/
dày hoặc là da nhờn thì bạn có thể thử nồng độ cao hơn và ngược lại nếu da mỏng
hoặc khô thì hãy "chậm mà chắc" với 0,25%.
Ngoài ra, quyết định dùng dạng
sản phẩm nào - serum hay kem dưỡng - cũng tùy thuộc vào da. Serum mỏng nhẹ, ít gây tắc
nghẽn và dễ hấp thụ hơn nên thường phù hợp với người có da dầu hoặc dễ bị mụn.
Mặt khác, kem dưỡng thêm tính cấp ẩm và phân phối thành phần hoạt tính từ từ
nhẹ nhàng nên sẽ phù hợp hơn cho da khô.
Cách sử dụng
Retinol
Để phát huy tối đa công dụng của
retinol, bạn cần nắm được cách sử dụng đúng những sản phẩm có chứa hoạt
chất này.
Sử dụng một
lượng nhỏ
Một lượng nhỏ bằng hạt đậu cũng
đủ để bạn dùng cho toàn bộ gương mặt. Lưu ý, nên tránh các vùng da gần mắt hoặc
môi vì da ở đây mỏng hơn bình thường nên dễ xảy ra nguy cơ kích ứng.
Tần suất sử
dụng
Dùng quá nhiều retinol không phải
là ý hay vì nó có thể làm bạn bị khô da. Khi bắt đầu dùng chỉ nên giữ tần suất
2-3 lần mỗi tuần, sau đó mới tăng dần khi cảm thấy da có thể dung nạp được
dưỡng chất.
Thứ tự chăm da cũng góp phần giảm
thiểu các phản ứng "không thân thiện" với da nếu bạn dùng retinol
nồng độ cao. Hãy áp dụng các bước: Sữa rửa mặt nhẹ nhàng, ít chất tẩy rửa -
Toner (khuyên dùng thêm) - Sản phẩm có chứa retinol - Kem dưỡng ẩm. Như thế vừa
giúp tạo điều kiện cho da tiếp nhận sản phẩm tốt hơn vừa dung hòa độ mạnh của
retinol.
Đừng quên
dưỡng ẩm
Da không đủ ẩm góp phần gây ra mụn trứng cá. Và khi dùng retinol thì da càng cần dưỡng ẩm để ngăn ngừa tình trạng khô da. Bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, quan trọng vào vấn đề cấp ẩm cho da, không quá gây bí lỗ chân lông.
Nên chống nắng
Sử dụng retinol khiến da nhạy cảm
hơn với tia UV, nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài là điều
quan trọng bạn chớ nên bỏ qua. Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên
để đảm bảo khả năng bảo vệ da bạn nhé.
Hãy kiên nhẫn
Tâm lý chung khi dùng sản phẩm skincare là muốn giải quyết vấn
đề như mụn hay nếp nhăn càng nhanh càng tốt nhưng với retinol thì chúng ta cần
một khoảng thời gian ít nhất 3 tháng để có thể thấy rõ kết quả. Khi đó mới có
thể đánh giá liệu đây có phải là phương pháp phù hợp với mình hay không. Do đó
đừng quá nóng lòng mà "đốt cháy giai đoạn", đẩy nhanh liều lượng hay
bỏ ngang giữa chừng bạn nhé.
Lưu ý trong
cách dùng retinol
Nguy cơ
kích ứng
Mặc dù retinoids — bao gồm
retinol — được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt, nhưng điều
này không có nghĩa là chúng không có tác dụng phụ. Những người sử dụng retinol
thường bị khô và kích ứng da, đặc biệt là sau khi sử dụng một sản phẩm mới. Các
tác dụng phụ khác có thể bao gồm mẩn đỏ, ngứa ngáy và bong tróc da ở mức độ
nhẹ. Hầu hết tác dụng phụ này thường gặp phải khi bắt đầu sử dụng retinol sau
2-4 tuần và dần biến mất sau vài tuần khi da đã quen với sản phẩm. Tuy nhiên,
nếu tình trạng kích ứng vẫn tiếp tục diễn ra ở mức độ nặng hơn thì bạn nên giảm
bớt liều lượng dùng hằng ngày, theo dõi để điều chỉnh hoặc tìm biện pháp thay
thế khác.
Kinh nghiệm để giảm nguy cơ kích
ứng là thoa retinol sau khi rửa mặt 30 phút hoặc trộn chung với kem dưỡng và
dùng vào ban đêm để tránh tiếp xúc với mặt trời.
Kết hợp với
AHA/ BHA như thế nào?
Nếu bạn có thời gian, bạn có thể
kết hợp sử dụng tuần tự axit hydroxy và retinol. Sau khi thoa sản phẩm AHA hoặc BHA, hãy đợi trong khoảng 30 phút để độ pH của da về mức cân bằng, sau đó tiếp
tục dùng đến sản phẩm retinol.
Đối tượng không nên sử dụng
Phụ nữ có thai là đối tượng được
khuyến cáo không nên dùng retinol bởi hoạt chất này có thể làm tăng nguy cơ dị
tật bẩm sinh và sảy thai. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về retinol khi nghi
ngờ mình mang thai hay có ý định mang thai. Thường thì khi dùng retinol bác sĩ
có thể khuyên bạn dùng kèm thuốc tránh thai để đảm bảo hơn.
Ngoài ra người mắc bệnh chàm cũng
cần tránh sử dụng vì retinol dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Retinol là dạng retinoid dễ tiếp
cận nhất, cũng như là sự lựa chọn tốt cho làn da nhạy cảm. Tuy nhiên nếu bạn
không thấy có cải thiện đáng kể về tông màu, kết cấu hoặc độ mịn của da sau vài
tháng sử dụng retinol, hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ da liễu để có lời khuyên về
phương pháp phù hợp hơn.
The Inkey list 1% RetiStar và 0.5% Granactive Retinoid
Paula’s Choice Clinical 1% Retinol Treatment
Murad Fast-Acting Retinoid, Time-Released Retinol & Retinol booter
CeraVe
Skin Renewing Retinol
Serum
Pixi Collagen
& Retinol SerumNguồn tham khảo:
How Retinol Can Help Cure Your Acne, According to a Dermatologist - https://www.prevention.com/beauty/skin-care/a29153617/retinol-for-acne/
Retinoid Treatment and Your Skin - https://www.webmd.com/beauty/retinoid-gel-and-cream-treatments#1
What to Know About Topical Retinoids for Acne - https://www.verywellhealth.com/acne-treatment-with-topical-retinoids-1069599
How to use AHAs, BHAs and Retinol in your daily skincare routine - https://www.victoriandermalgroup.com.au/information-centre/how-to-use-ahas-bhas-and-retinol-in-your-daily-skincare-routine
Không có nhận xét nào: