Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da
Trong cách dùng kem chống nắng, có một số việc khá quen thuộc nhưng cũng có không ít điều như tìm hiểu thông tin sản phẩm vẫn khiến nhiều người cảm thấy lúng túng. Hiểu không đúng sẽ khiến chọn lựa kem chống nắng thiếu chính xác hơn.
Tác hại khi không sử dụng kem chống nắng
Khi biết được những tổn thương mà da phải chịu khi tiếp xúc với
ánh mặt trời mà không có sự bảo vệ của kem chống nắng, bạn sẽ nhận ra tầm quan
trọng của “lớp khiên” này đối với làn da của mình.
Da không đều màu
Đây chính là tác hại dễ nhận thấy nhất. Thường xuyên phơi nắng
sẽ nhanh chóng khiến da sản sinh nhiều sắc tố melanin hơn - nguyên nhân khiến
da ngày càng sạm màu.
Da bị tổn thương do tia UV
Kem chống nắng giúp da chống lại sự xâm nhập của các tia UV ở
mức thấp nhất, từ đó ngăn ngừa các rối loạn về da. Bạn có biết ngay những vết
cháy nắng nhẹ nhất cũng có thể gây tổn thương đến da.
Không chỉ nói riêng về ung thư và tình trạng sức khỏe chung của
da cũng giảm sút nếu thiếu kem chống nắng. Kem chống nắng có khả năng bảo vệ
các protein thiết yếu trong da như keratin; góp phần nuôi dưỡng làn da mịn màng
và căng khỏe hơn.
Da nhanh lão hóa
Nếu bạn muốn da khỏe mạnh, trẻ trung và rạng rỡ, bổ sung kem
chống nắng trong chu trình chăm sóc da hằng ngày
vô cùng quan trọng. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng tốc độ
xuất hiện nếp nhăn, khiến da mất đi độ đàn hồi vốn có.
Tăng nguy cơ ung thư da
Đây là tác dụng vô cùng quan trọng của kem chống nắng. Kem chống
nắng có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ phát triển mầm bệnh của nhiều loại ung
thư da - đặc biệt là ung thư hắc tố, loại ung thư da cực kỳ nguy hiểm có thể đe
dọa tính mạng ở phụ nữ, nhiều nhất là những người ở độ tuổi 20. Dùng kem chống
nắng đều đặn sẽ giúp da tích lũy được khả năng bảo vệ.
Đọc
hiểu các chỉ số trên kem chống nắng
Để sử dụng kem chống nắng đúng cách hơn, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa
của 2 chỉ số chính trên bao bì sản phẩm này: SPF và PA.
Chỉ số SPF
SPF (Sun protection factor), theo FDA quy
định là hệ số bảo vệ chống nắng, đề cập đến khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của
tia UVB. Đây cũng là thước đo thời gian da bắt đầu mẩn đỏ nếu không dùng kem
chống nắng.
Thông thường mất khoảng 10-20 phút da sẽ bắt đầu cháy nắng nếu
không có kem chống nắng. Sản phẩm có SPF 15 sẽ giúp da kéo dài thời gian này
gấp 15 lần - nghĩa là khoảng từ 150 tới 300 phút. Tuy nhiên, không phải trong
suốt thời gian đó da đều được bảo vệ tốt. Các bác sĩ da liễu khuyên nên bôi lại
kem chống nắng sau mỗi 2-4 giờ để bù lại lớp kem bị trôi đi do nước hay mồ hôi.
Ngoài ra có một hiểu lầm rất hay gặp là nhiều người cho rằng sản
phẩm "SPF 30" sẽ tốt gấp đôi "SPF 15". Hoàn toàn không
đúng, đây chỉ là thông tin cho biết tỷ lệ phần trăm ngăn chặn các tia có hại từ
mặt trời. Theo đó, tỉ lệ theo từng số SPF được ước lượng như sau:
·
SPF 15: 94%
·
SPF 30: 97%
·
SPF 45: 98% - đây cũng là mức cần
thiết nhất
Chỉ số PA
PA (Protection grade of UVA) là chỉ số
thể hiện cấp độ bảo vệ khỏi tia UVA của sản phẩm; thường được phân cấp là PA+,
PA++ và PA+++ với số dấu "+" càng nhiều thì khả năng bảo vệ da khỏi
khỏi tia UVA càng cao. Theo Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật bản quy định:
·
PA+: Có
thể cung cấp khả năng bảo vệ với yếu tố làm mờ sắc tố liên tục (PPD) từ 2 tới
4; bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím ở mức trung bình.
·
PA++: Khả
năng bảo vệ từ 4 tới 8. Đây là mức lý tưởng cho chúng ta khi tiếp xúc với nắng
mặt trời ở mức trung bình.
· PA+++: Được thiết kế cho da phải thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím mức độ cao với hệ số PPD trên 8. Đây là cấp độ bảo vệ khỏi tia UVA cao nhất hiện có.
Như vậy nếu bạn làm việc ở văn phòng, bạn có thể chọn loại kem
chống nắng ở mức trung bình như SPF 30 và PA++. Nếu ở nhà thường xuyên, ít ra
ngoài thì có thể giảm mức độ xuống. Ngược lại nếu bạn làm việc ngoài trời nhiều
hoặc khi đi biển, bạn cần dùng kem có các chỉ số cao nhất để tối đa hóa khả
năng bảo vệ cho da.
Phân biệt các loại kem chống nắng cơ bản
Kem
chống nắng có 2 loại cơ bản: Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
Theo
bác sĩ Da liễu Jennifer L. MacGregor, kem chống nắng vật lý có thành phần chính
là oxit kẽm và titanium dioxide - những hạt nhỏ nằm lại trên da ngăn chặn tia
UV xâm nhập. Trong khi đó kem chống nắng hóa học "cho phép" tia cực
tím xâm nhập vào da. Khi đón các thành phần của kem như oxybenzone,
avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate và octinoxate sẽ tạo ra phản
ứng hóa học chuyển đổi nhiệt khiến tia UV tản nhiệt ra khỏi da.
Kem
chống nắng hóa học
Ưu
điểm:
·
Nhanh chóng và
dễ sử dụng
·
Không để lại lớp
màng trắng trên da như kem chống nắng vật lý.
·
Theo một vài
thống kê, trong thời gian sử dụng kem chống nắng hóa học hoạt động tốt hơn.
Nhược điểm:
·
Có nguy cơ gây
ra phản ứng không mong muốn ở những người có da nhạy cảm như nám da và nổi mụn.
Kem chống nắng vật lý
Ưu
điểm:
·
Thành phần được
công nhận có độ an toàn cao từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
·
Sản phẩm cũng
phù hợp dùng cho trẻ em hơn so với kem chống nắng hóa học.
·
Bạn không cần
đợi 20-30 phút chờ đợi mà có thể cung cấp lớp màng bảo vệ da ngay lập tức.
·
Thích hợp sử
dụng cùng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da khác.
·
Đặc biệt, ít gây
dị ứng trên da, an toàn cho rạn san hô
Đơn
vị "Nhóm công tác Môi trường" (EWG) hoạt động tại Hoa Kỳ lo ngại rằng
thành phần oxybenzone có trong một số kem chống nắng hóa học có thể ảnh hưởng
đến nội tiết và gây ra các phản ứng dị ứng trên da. Thêm vào đó một bài đánh
giá được công bố vào 01/2019 trên Tạp chí Học viện Da liễu Hoa Kỳ cũng tiết lộ
các thành phần chống nắng hóa học phổ biến như oxybenzone có thể tẩy trắng và
làm hỏng các rạn san hô nếu bạn sử dụng khi đi biển.
Như
vậy theo cái nhìn chung thì có vẻ kem chống nắng vật lý sẽ lành tính và có độ
an toàn cao hơn khi dùng lâu dài.
Nhược
điểm:
·
Có thể để lại
lớp màng trắng trên da, nhưng sẽ dần xuống tông theo thời gian.
· Dễ khiến lỗ chân lông bít tắc, gây mụn nếu không tẩy trang kỹ.
Cách
chọn kem chống nắng phù hợp
Theo
Blogger Claudia Darmawan - đang theo học Tiến sĩ Da liễu ở Hàn Quốc - một số
gợi ý chọn kem chống nắng bạn có thể tham khảo thêm như sau:
Da khô
Nên
chọn kem chống nắng dạng kem có bổ sung các thành phần dưỡng ẩm như ceramides,
glycerin, axit hyaluronic, mật ong...
Da dầu
Nên
dùng sản phẩm dạng nước hoặc gel. Thành phần ưu tiên sẽ là trà xanh, tràm trà hoặc niacinamide để giúp
kiểm soát lượng dầu thừa.
Da thường
Bất
kể là kem có thành phần hữu cơ hay vô cơ, dạng kem hay gel đều phù hợp với bạn.
Da nhạy cảm
Nên tránh kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý có các
thành phần như panthenol, allantoin và madecassoside vừa an toàn hơn vừa có
tính chất làm dịu da, giảm kích ứng.
Da mụn
Cũng
giống như da nhạy cảm, bạn nên chọn kem vật lý vì lành tính hơn. Ngoài ra, để
hạn chế da đổ dầu nhờn sinh mụn thì sản phẩm nên ở dạng nước, mỏng nhẹ.
Các bước sử dụng kem chống nắng
Không trang
điểm
Nếu bạn không trang điểm, hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm để vừa
dưỡng da vừa cung cấp độ ẩm cần thiết giúp da hấp thụ khả năng chống nắng tốt
hơn. Sau đó, vỗ nhẹ kem chống nắng lên toàn bộ mặt và vùng cổ. Nếu thoa kem
chống nắng trước kem dưỡng thì kem chống nắng sẽ tạo lớp màn ngăn cách da,
khiến da không thể tiếp nhận dưỡng chất từ kem dưỡng ẩm.
Khi trang điểm
Bạn
nên thoa kem chống nắng là bước dưỡng da cuối cùng và trước khi tiến hành các
bước trang điểm. Bạn thực hiện theo thứ tự: Làm sạch da - Toner - Kem chống
nắng - Kem lót - Kem nền - Phấn phủ.
Khi
muốn thoa lại kem chống nắng, tốt hơn hết nên tẩy trang sạch
sẽ trước đó.
Một
số lưu ý để dùng kem chống nắng hiệu quả
·
Nên chọn kem
chống nắng có SPF từ 15 trở lên và khả năng bảo vệ phổ rộng trong sinh hoạt
thường ngày.
·
Cần dùng đủ và
đúng lượng kem để đảm bảo khả năng bảo vệ da. Cần lượng kem khoảng 1/3 muỗng cà
phê khi dùng cho mặt và cổ.
·
Thoa lại kem
chống nắng sau mỗi 2-3 giờ; đặc biệt là khi ở ngoài trời nhiều hay thường xuyên
tiếp xúc với nước.
·
Không nên chủ
quan vào các chỉ số SPF trong mỹ phẩm mà không thoa kem chống nắng.
·
Khả năng chống
nắng chỉ dựa theo chỉ số SPF cao nhất chứ không phải cộng gộp SPF ở các sản
phẩm.
·
Đừng quên thoa
kem ở cả vùng da gần mắt và vành tai - đây là những nơi cũng bị ánh nắng ảnh
hưởng nhưng lại ít được chú ý.
Với những kiến thức hữu ích trên, Iris Beauty tin rằng bạn sẽ sớm tìm được kem chống nắng bảo vệ làn da
mình.
_______________________________________________________________
Nguồn tham khảo:
The Right Way to Wear Sunscreen Under Foundation – According To An Expert - https://www.makeup.com/en-ca/product-and-reviews/all-products-and-reviews/wear-sunscreen-under-foundation
5 Reasons To Use Sunscreen Every Day - https://www.parrishhealthcare.com/news/2020/july/5-reasons-to-use-sunscreen-every-day/
Physical vs. Chemical Sunscreen: Which is Right for You? - https://www.drdoppelt.com/physical-vs-chemical-sunscreen/
Không có nhận xét nào: